Chuyên gia Singapore hiến kế cho du lịch Việt

vudai

Chuyên gia Singapore hiến kế cho du lịch Việt

Chủ tịch danh dự Viện Quản lý Du lịch Singapore Wong Soon-hwa đánh giá vị thế du lịch Việt Nam "tốt nhất Đông Nam Á" nhưng cần cải thiện quản lý điểm đến.

"Việt Nam có vị thế tốt nhất Đông Nam Á cho ngành du lịch phát triển", Chủ tịch danh dự Viện Quản lý Du lịch Singapore Wong Soon-hwa, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA), nói tại hội thảo "Hợp tác công tư trong quản lý và phát triển các điểm đến du lịch" ngày 31/10 ở Hà Nội.

Theo ông Wong, Việt Nam đất rộng với diện tích hơn 331.000 km2 và người đông, gần 100 triệu người, tạo nên nguồn nhân lực dồi dào để cung cấp cho ngành dịch vụ - du lịch. Việt Nam là điểm đến an toàn nhờ tình hình chính trị ổn định, điều mà các nhà đầu tư nước ngoài luôn ưu tiên khi muốn rót vốn.

View attachment 796
Việt Nam thắng hai giải "điểm đến hàng đầu châu Á" và "điểm du lịch thiên nhiên dẫn đầu" châu Á năm 2023 tại lễ trao giải WTA diễn ra hồi tháng 9 tại TP HCM. Bức ảnh trên được chụp tại thủ đô Hà Nội đầu thu. Ảnh: Vũ Ngọc Thiện

Việt Nam cũng sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên, di sản phong phú, ẩm thực được du khách yêu thích. Sau dịch, ngành du lịch Việt Nam được các chuyên gia quốc tế nhận định phát triển nhanh hơn Thái Lan và Nhật Bản. Việt Nam liên tiếp được vinh danh trong các giải thưởng quốc tế uy tín như World Travel Awards, World Culinas Awrads. Chính phủ cũng rất quan tâm và tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển như nới lỏng chính sách visa, cấp e-visa cho công dân mọi quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam vẫn chưa phải là điểm hút khách hàng đầu khu vực khi đứng sau các nước như Thái Lan, Malaysia. 10 tháng đầu năm, Việt Nam đón 10 triệu lượt khách quốc tế trong khi Thái Lan đã đón hơn 21,5 triệu lượt khách.

Do đó, để ngành du lịch Việt Nam phát triển hơn nữa, theo ông Wong, cần phải quản lý tốt các điểm đến.

Ông Albert, đồng sáng lập nền tảng du lịch Traveloka có trụ sở tại 6 quốc gia Đông Nam Á, định nghĩa "điểm đến" không chỉ là những cái tên trên bản đồ mà còn là các trải nghiệm mà khách du lịch và người dân địa phương cùng nhau tạo ra. "Với một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi như Việt Nam, việc quản lý điểm đến là vô cùng quan trọng", Albert nói.

View attachment 797
Vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà (ảnh) được công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới. Ảnh: Trần Đạt

Theo ông Wong, kim chỉ nam trong việc quản lý một điểm đến chính là tính bền vững, cân bằng được chất lượng và số lượng khách du lịch; phát triển du lịch không chỉ ở hiện tại mà còn cho tương lai.

Để làm được điều này các điểm đến cần phải có sự phối hợp giữa công và tư hay chính phủ - người dân địa phương - du khách - doanh nghiệp. Wong cho rằng dù phối hợp như thế nào thì tại mọi điểm đến trên thế giới chính phủ vẫn luôn đóng vai trò dẫn dắt. Chính phủ cần cung cấp cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cũng như quy trình phê duyệt nhanh chóng để các nhà đầu tư có thể bắt tay vào làm ngay. Ngoài ra, chính phủ cần công khai rộng rãi về các kế hoạch đầu tư cũng như thời gian hoàn thiện và phải hoàn thành đúng hạn. Wong nói đây cũng là điều quan trọng vì các nhà đầu tư cần biết chính phủ đang làm gì để họ có thể đầu tư, phát triển du lịch.


Wong nói đảo Sentosa của Singapore nhỏ hơn Phú Quốc rất nhiều nhưng mỗi năm đón hơn 20 triệu lượt khách. Trong 20 triệu đó có sự đóng góp không nhỏ của khách nội địa. Việt Nam cũng có thể tham khảo mô hình phát triển của Sentosa để áp dụng với các điểm đến trong nước.

"Chúng ta quản lý điểm đến không chỉ phục vụ khách quốc tế mà còn có khách nội địa. Disneyland hay Paris không thể tồn tại nếu chỉ có khách quốc tế", Wong nói. Do đó, khi xây dựng phát triển điểm đến, Việt Nam cần nghĩ đến nhu cầu của khách địa phương bên cạnh lượng khách ngoại.

Yếu tố quan trọng không kém giúp Việt Nam quản lý các điểm đến tốt hơn và thu hút các nhà đầu tư quốc tế chính là "làm đúng luật". Theo Wong, quốc gia nào cũng có luật hay quy định riêng. Điều khiến điểm đến này nổi bật hơn điểm đến khác trên bản đồ thế giới chính là việc quốc gia đó thực thi pháp luật như thế nào. "Thực thi đúng pháp luật là yếu tố quan trọng quyết định thành công", Wong nói.

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Long, trưởng khoa Du lịch học, Đại học KHXH&NV, có nhiều điểm đến cũ bị các điểm đến mới cạnh tranh. Do đó các điểm đến muốn phát triển cần có sự thích nghi cao. Chính quyền địa phương cần có các biện pháp để nâng cao lòng tự hào của người dân địa phương với điểm đến, xây dựng các sản phẩm độc đáo không "đụng hàng" với các nơi khác để thu hút khách.

Ông Đinh Ngọc Đức, Trưởng phòng Phòng Quan hệ Quốc tế thuộc Cục Du lịch Quốc gia, nhận định nếu một điểm đến muốn thành công chính quyền nơi đó cần "đặt trải nghiệm du khách lên hàng đầu". Trải nghiệm ở đây chính là cung cấp cho du khách các dịch vụ chuyên nghiệp, giá cả cạnh tranh khi khách bỏ tiền ra phải nhận về thứ tương xứng, môi trường sạch đẹp, người dân thân thiện, văn minh, điểm đến an toàn và phát triển bền vững. Ngoài ra các sản phẩm tour tuyến phải đặc sắc, thủ tục thuận tiện như nhập cảnh đơn giản, di chuyển đến nơi tham quan thuận tiện.

Các chuyên gia du lịch tin rằng khi Việt Nam thực hiện được những điều trên, ngành du lịch sẽ phát triển vượt bậc.

Nguồn:
 

Attachments

  • Chuyn gia Singapore hin k cho du lch Vit-1.webp
    88 KB · Lượt xem: 343
  • Chuyn gia Singapore hin k cho du lch Vit-2.webp
    54.5 KB · Lượt xem: 83
  • Thích
Reactions: Zooxem
244
1
0

Cộng đồng nổi bật

Mẹo Hay

4
Follower count
5
Message count

Trung Tâm Điều Hành

4
Follower count
0
Message count

Thông Báo Từ BQT

4
Follower count
2
Message count

Nội Quy Diễn Đàn

4
Follower count
1
Message count

Tìm Bạn Đồng Hành

4
Follower count
0
Message count

Tin Tức Du Lịch

4
Follower count
909
Message count

Kinh Nghiệm Du Lịch

4
Follower count
31
Message count

Khám Phá Thế Giới

4
Follower count
9
Message count

Đồ Công Nghệ

4
Follower count
1
Message count

Phong Cách Du Lịch

3
Follower count
0
Message count
Top