Hai đại diện của Việt Nam vừa trở thành Thành phố sáng tạo UNESCO là Đà Lạt trong lĩnh vực âm nhạc và Hội An trong lĩnh vực Thủ công và nghệ thuật dân gian.
Trong dịp kỷ niệm Ngày Các thành phố Thế giới (31.10.2023), Tổng Giám đốc UNESCO đã ký Quyết định công nhận Đà Lạt và Hội An cùng 53 thành phố khác trên toàn thế giới chính thức gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN).
“Các thành phố trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO đang đóng vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy khả năng tiếp cận văn hóa và tăng cường sức mạnh của sáng tạo trong phát triển đô thị bền vững”, bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO cho biết.
Một số cái tên tiêu biểu trong danh sách 53 chính thức gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo có thể kể đến Chiang Rai (Thái Lan) và Trùng Khánh (Trung Quốc) trong lĩnh vực thiết kế, Ipoh (Malaysia) trong lĩnh vực âm nhạc, Kathmandu (Nepal) trong lĩnh vực điện ảnh, Ulaanbaatar (Mông Cổ) trong lĩnh vực thủ công và nghệ thuật dân gian... hay Rio de Janeiro (Brazil) trong lĩnh vực văn học.
Đà Lạt và Hội An nằm trong Đề án phát triển hệ thống các thành phố sáng tạo Việt Nam thuộc Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì xây dựng, thực hiện.
Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VHTTDL) là cơ quan chủ trì triển khai Đề án, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam giữ vai trò tư vấn chuyên môn, phối hợp với các địa phương xây dựng hồ sơ, thực hiện các cam kết gia nhập UCCN…
Trước đó, Hà Nội trở thành Thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực thiết kế vào năm 2019. Theo lộ trình từ nay đến năm 2030, mỗi hai năm sẽ có tối đa hai thành phố Việt Nam xây dựng và nộp hồ sơ ứng cử gia nhập UCCN với mục tiêu sẽ có từ 4 đến 6 thành phố được công nhận là Thành phố sáng tạo UNESCO.
View attachment 767 Với nguồn vốn văn hóa giàu có, đa dạng, độc đáo được kết tinh từ lịch sử hàng trăm năm, Hội An là điểm giao thoa của nhiều nền văn hóa. Ảnh: Katie Bordner/Flickr
UCCN được thành lập năm 2004 nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các thành phố có chung mục tiêu coi sáng tạo là yếu tố chiến lược cho phát triển đô thị bền vững, đặt các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo vào trung tâm của các kế hoạch phát triển cấp địa phương, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế.
Mạng lưới hiện có 350 thành phố từ hơn 100 quốc gia, tập trung vào 7 lĩnh vực sáng tạo gồm Thiết kế, Văn học, Âm nhạc, Thủ công và Nghệ thuật dân gian, Ẩm thực, Điện ảnh và Nghệ thuật truyền thông.
Các Thành phố sáng tạo mới được UNESCO công nhận sẽ nỗ lực thực hiện những cam kết đã nêu ra trong hồ sơ gia nhập, đồng thời hợp tác với các thành viên khác của Mạng lưới để thúc đẩy các biện pháp đối phó với những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng gia tăng, tốc độ đô thị hóa quá nhanh…
Nguồn: https://dulich.laodong.vn/tin-tuc/v...em-hai-thanh-pho-sang-tao-unesco-1261580.html
Trong dịp kỷ niệm Ngày Các thành phố Thế giới (31.10.2023), Tổng Giám đốc UNESCO đã ký Quyết định công nhận Đà Lạt và Hội An cùng 53 thành phố khác trên toàn thế giới chính thức gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN).
“Các thành phố trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO đang đóng vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy khả năng tiếp cận văn hóa và tăng cường sức mạnh của sáng tạo trong phát triển đô thị bền vững”, bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO cho biết.
Một số cái tên tiêu biểu trong danh sách 53 chính thức gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo có thể kể đến Chiang Rai (Thái Lan) và Trùng Khánh (Trung Quốc) trong lĩnh vực thiết kế, Ipoh (Malaysia) trong lĩnh vực âm nhạc, Kathmandu (Nepal) trong lĩnh vực điện ảnh, Ulaanbaatar (Mông Cổ) trong lĩnh vực thủ công và nghệ thuật dân gian... hay Rio de Janeiro (Brazil) trong lĩnh vực văn học.
Đà Lạt và Hội An nằm trong Đề án phát triển hệ thống các thành phố sáng tạo Việt Nam thuộc Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì xây dựng, thực hiện.
Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VHTTDL) là cơ quan chủ trì triển khai Đề án, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam giữ vai trò tư vấn chuyên môn, phối hợp với các địa phương xây dựng hồ sơ, thực hiện các cam kết gia nhập UCCN…
Trước đó, Hà Nội trở thành Thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực thiết kế vào năm 2019. Theo lộ trình từ nay đến năm 2030, mỗi hai năm sẽ có tối đa hai thành phố Việt Nam xây dựng và nộp hồ sơ ứng cử gia nhập UCCN với mục tiêu sẽ có từ 4 đến 6 thành phố được công nhận là Thành phố sáng tạo UNESCO.
View attachment 767 Với nguồn vốn văn hóa giàu có, đa dạng, độc đáo được kết tinh từ lịch sử hàng trăm năm, Hội An là điểm giao thoa của nhiều nền văn hóa. Ảnh: Katie Bordner/Flickr
UCCN được thành lập năm 2004 nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các thành phố có chung mục tiêu coi sáng tạo là yếu tố chiến lược cho phát triển đô thị bền vững, đặt các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo vào trung tâm của các kế hoạch phát triển cấp địa phương, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế.
Mạng lưới hiện có 350 thành phố từ hơn 100 quốc gia, tập trung vào 7 lĩnh vực sáng tạo gồm Thiết kế, Văn học, Âm nhạc, Thủ công và Nghệ thuật dân gian, Ẩm thực, Điện ảnh và Nghệ thuật truyền thông.
Các Thành phố sáng tạo mới được UNESCO công nhận sẽ nỗ lực thực hiện những cam kết đã nêu ra trong hồ sơ gia nhập, đồng thời hợp tác với các thành viên khác của Mạng lưới để thúc đẩy các biện pháp đối phó với những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng gia tăng, tốc độ đô thị hóa quá nhanh…
Nguồn: https://dulich.laodong.vn/tin-tuc/v...em-hai-thanh-pho-sang-tao-unesco-1261580.html