Tiếng giã đá, lắc trà... từ một quán trà chanh giã tay ven đường Quảng Bá (quận Tây Hồ, Hà Nội) dễ dàng thu hút ánh nhìn của không ít người qua đường.
View attachment 723 Quầy trà chanh giã tay thu hút đông đảo thực khách tìm mua trên phố Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội. Ảnh: Nhật Minh
Tìm hiểu trên mạng xã hội vài tháng trước, anh Hoàng Thế Hảo (32 tuổi) quyết định mở xe trà chanh giã tay tại Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội. Xe trà chanh chỉ có vài dụng cụ đơn giản này hàng ngày thu hút cả trăm lượt khách tìm đến mua, tò mò thử hương vị mới lạ.
Để làm ra thức uống này, đầu tiên, anh Hảo lấy dao để cạo vỏ chanh. Bên ngoài vỏ chanh có tinh dầu nên việc làm này giúp chanh tiết ra mùi thơm một cách tối đa.
Tiếp đến, thái chanh ra từng lát mỏng để dễ dàng thao tác hơn khi pha chế. Trước khi đưa vào giã, anh Hảo đong đủ 50 gram chanh mỗi cốc bằng cân điện tử.
“Chanh thái bằng tay sẽ khó đều nhau nên mình phải đưa lên cân để có sự chính xác cho từng cốc” - anh Hảo chia sẻ.
Lấy đủ chanh cho từng cốc, anh lấy một chút đá viên vào, giã bằng tay liên tục lấy nước cốt, pha cùng siro đường tự nấu và trà nhài. Cuối cùng thêm đá, lắc đều cho đến khi có bọt.
View attachment 724 Anh Hảo giã chanh và đá bằng tay. Ảnh: Nhật Minh
Thời gian đầu, việc giã chanh liên tục khiến anh Hảo gặp khó khăn về thể lực, căng cơ. Dần dần, khi đã quen với việc này, động tác của anh nhịp nhàng hơn. Không ít khách đứng chờ mua phải tấm tắc khen chủ tiệm trà nhỏ ven đường này trông như một người pha chế chuyên nghiệp.
Anh tiết lộ, những cốc trà chanh ngon cần dùng đúng loại chanh thơm có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc chứ không phải chanh vàng Mỹ hay chanh vàng Nam Phi. Loại chanh này có lớp vỏ sần sùi, dày và thơm hơn các loại khác.
“Loại chanh này ít hạt, mùi thơm dễ chịu, như lẫn chút mùi sả, khi đứng gần đã ngửi thấy thoang thoảng mùi thơm” - anh Hảo nói.
View attachment 725 Loại chanh thơm Quảng Đông, Trung Quốc mà anh Hảo sử dụng. Ảnh: Nhật Minh
Cuối cùng, trà chanh được đổ ra cốc, thêm lót chống tràn để thực khách đem về thưởng thức. Trước khi đóng gói, anh đều cho khách uống thử cảm nhận xem vừa miệng chưa, để anh tiếp tục điều chỉnh. Mỗi cốc trà chanh cần thời gian pha chế trong khoảng 5 phút.
Giờ cao điểm, thực khách có thể phải đợi từ 15 đến 20 phút để có đồ uống. Dù vậy, thực khách vẫn vui vẻ xếp hàng chờ, bởi khi làm, anh Hảo luôn nói chuyện, giữ thái độ niềm nở với mọi người. Anh Hảo cho biết, cốc trà chanh phải thưởng thức trong một tiếng, nếu để lâu sẽ bị đắng, không ngon.
Chị Phùng Hà Trang (42 tuổi, Cầu Giấy) cho biết ấn tượng bởi hương vị của trà chanh giã tay. “Mình có thể cảm nhận được vị thơm nhẹ từ cốc trà chanh" - chị Trang nói.
Anh Nguyễn Quang Tùng (26 tuổi, Tây Hồ) cho biết, thấy quán có nhiều thực khách đứng chờ nên anh tò mò vào xem. “Mình thấy ấn tượng bởi thái độ chủ quán, dù đông khách nhưng luôn vui vẻ, chiều khách" - anh Tùng nói.
Nguồn: https://dulich.laodong.vn/am-thuc/k...a-chanh-gia-tay-doc-dao-o-ha-noi-1260048.html
View attachment 723 Quầy trà chanh giã tay thu hút đông đảo thực khách tìm mua trên phố Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội. Ảnh: Nhật Minh
Tìm hiểu trên mạng xã hội vài tháng trước, anh Hoàng Thế Hảo (32 tuổi) quyết định mở xe trà chanh giã tay tại Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội. Xe trà chanh chỉ có vài dụng cụ đơn giản này hàng ngày thu hút cả trăm lượt khách tìm đến mua, tò mò thử hương vị mới lạ.
Để làm ra thức uống này, đầu tiên, anh Hảo lấy dao để cạo vỏ chanh. Bên ngoài vỏ chanh có tinh dầu nên việc làm này giúp chanh tiết ra mùi thơm một cách tối đa.
Tiếp đến, thái chanh ra từng lát mỏng để dễ dàng thao tác hơn khi pha chế. Trước khi đưa vào giã, anh Hảo đong đủ 50 gram chanh mỗi cốc bằng cân điện tử.
“Chanh thái bằng tay sẽ khó đều nhau nên mình phải đưa lên cân để có sự chính xác cho từng cốc” - anh Hảo chia sẻ.
Lấy đủ chanh cho từng cốc, anh lấy một chút đá viên vào, giã bằng tay liên tục lấy nước cốt, pha cùng siro đường tự nấu và trà nhài. Cuối cùng thêm đá, lắc đều cho đến khi có bọt.
View attachment 724 Anh Hảo giã chanh và đá bằng tay. Ảnh: Nhật Minh
Thời gian đầu, việc giã chanh liên tục khiến anh Hảo gặp khó khăn về thể lực, căng cơ. Dần dần, khi đã quen với việc này, động tác của anh nhịp nhàng hơn. Không ít khách đứng chờ mua phải tấm tắc khen chủ tiệm trà nhỏ ven đường này trông như một người pha chế chuyên nghiệp.
Anh tiết lộ, những cốc trà chanh ngon cần dùng đúng loại chanh thơm có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc chứ không phải chanh vàng Mỹ hay chanh vàng Nam Phi. Loại chanh này có lớp vỏ sần sùi, dày và thơm hơn các loại khác.
“Loại chanh này ít hạt, mùi thơm dễ chịu, như lẫn chút mùi sả, khi đứng gần đã ngửi thấy thoang thoảng mùi thơm” - anh Hảo nói.
View attachment 725 Loại chanh thơm Quảng Đông, Trung Quốc mà anh Hảo sử dụng. Ảnh: Nhật Minh
Cuối cùng, trà chanh được đổ ra cốc, thêm lót chống tràn để thực khách đem về thưởng thức. Trước khi đóng gói, anh đều cho khách uống thử cảm nhận xem vừa miệng chưa, để anh tiếp tục điều chỉnh. Mỗi cốc trà chanh cần thời gian pha chế trong khoảng 5 phút.
Giờ cao điểm, thực khách có thể phải đợi từ 15 đến 20 phút để có đồ uống. Dù vậy, thực khách vẫn vui vẻ xếp hàng chờ, bởi khi làm, anh Hảo luôn nói chuyện, giữ thái độ niềm nở với mọi người. Anh Hảo cho biết, cốc trà chanh phải thưởng thức trong một tiếng, nếu để lâu sẽ bị đắng, không ngon.
Chị Phùng Hà Trang (42 tuổi, Cầu Giấy) cho biết ấn tượng bởi hương vị của trà chanh giã tay. “Mình có thể cảm nhận được vị thơm nhẹ từ cốc trà chanh" - chị Trang nói.
Anh Nguyễn Quang Tùng (26 tuổi, Tây Hồ) cho biết, thấy quán có nhiều thực khách đứng chờ nên anh tò mò vào xem. “Mình thấy ấn tượng bởi thái độ chủ quán, dù đông khách nhưng luôn vui vẻ, chiều khách" - anh Tùng nói.
Nguồn: https://dulich.laodong.vn/am-thuc/k...a-chanh-gia-tay-doc-dao-o-ha-noi-1260048.html