Khám phá Hà Nội

Cộng đồng yêu thích Hà Nội

Tổng quan nhanh

Category
Việt Nam
Ngôn ngữ
Vietnamese
Total members
10
Total events
0
Total discussions
8
Total views
8K
Total albums
0

Mô tả

Từ thuở còn là kinh thành Thăng Long cho đến ngày nay, Hà Nội luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất của đất nước. Đất nước này đã sản sinh ra một nền văn hóa đại chúng giàu truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, nhiều lễ hội dân gian và ca ngợi các anh hùng, cũng như các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể. Du lịch Hà Nội rất đặc biệt với nhiều nền văn hóa khác nhau và không đâu nhiều làng văn hiến như nơi đây. Ngoài ra, những ngôi làng mang kiến trúc Phật giáo, dân gian và Pháp nằm rải rác khắp nơi, mang đến cho du khách cảm giác thích thú như lạc vào một thành phố nhộn nhịp và phát triển như Hà Nội với những giá trị văn hóa có từ hàng ngàn năm trước năm.

Giới thiệu Hà Nội​

Hà Nội nằm ở miền Bắc, là thủ đô, là một trong hai đô thị loại đặc biệt của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cầu nối quan trọng để đất nước hội nhập với cộng đồng quốc tế. Giáp với 2 tỉnh là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, giáp với 2 tỉnh Hà Nam, Hòa Bình ở phía nam, giáp với 3 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía đông và giáp với 2 tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ ở phía tây.
Hiện nay, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó gồm có 12 quận là các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân; 17 huyện là các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa; 1 thị xã là thị xã Sơn Tây.
Hà Nội nằm gần như ở giữa đồng bằng sông Hồng và các dãy núi Tây Bắc và Đông Bắc như Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Tam Đảo và các vòng cung Đông Bắc đã hội tụ về đây.
Hà Nội có 7 sông chảy qua lãnh địa là sông Hồng, Đuống, Đà, Nhuệ, Cầu, Đáy và Cà Lồ. Trong đó, đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội có chiều dài lên tới 163 km. Ngoài sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu, trung tâm thành phố Hà Nội còn có hệ thống ao hồ đóng vai trò là kênh tiêu thoát nước thải của Hà Nội.
Thủ đô Hà Nội có diện tích tự nhiên 3358,6 km² và là thành phố trực thuộc trung Ương lớn nhất Việt Nam với dân số khoảng 8,4 triệu người (2023). Trong đó các dân tộc thiểu số chiếm 2%, họ tập trung ở 14 xã tại các huyện như Ba Vì, Thạch Thất, Mỹ Đức, Quốc Oai… chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường, Da.

Nguồn gốc tên gọi Hà Nội​

Vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính của cả nước và được chia thành 29 tỉnh thành, Thăng Long trực thuộc tỉnh Hà Nội vào năm 1831. Danh xưng Hà Nội bắt đầu có từ đó. Hà Nội có nghĩa là "trong lòng sông" vì Hà Nội ở giữa 2 con sông là sông Hồng và sông Đáy.

Thông tin cần biết về Hà Nội​

  • Dân số: 8,4 triệu người (2023)
  • Diện tích: 3358,6 km²
  • Độ cao: 2
  • Biển số xe: 29, 30, 31, 32, 33 và 40
  • Mã vùng điện thoại: 0204
  • Mã QH: 001
  • Mã bưu chính/ Zip: 10000 - 14000

Du lịch Hà Nội có gì hay? có gì đẹp?​

Hà Nội có nền văn hóa đầy bản sắc, luôn chờ du khách đến để khám phá. Du khách không chỉ cảm nhận được một thành phố đầy cổ kính mà còn có những khu Phố cổ sôi động, náo nhiệt, tấp nập người mua, kẻ bán, tất cả tạo nên một nhịp điệu cuộc sống rất riêng cho thành phố. Hơn thế nữa, vào ban đêm Hà Nội cũng tràn ngập các hoạt động vui chơi khi mặt trời lặn.

Lịch sử Hà Nội​

Hà Nội là vùng đất đã có dân cư sinh sống từ vài nghìn năm trước. Ban đầu, vua Lý Thái Tổ dời đô về Đại La vào năm 1010 và đổi tên thành Hà Nội. Kinh đô Thăng Long, thủ phủ lúc bấy giờ tương ứng với quận Hoàn Kiếm và ngày nay là một phần của hai quận Đống Đa và Hai Bà Trưng.
Sau đó địa giới Thăng Long mở rộng dần và đến cuối thế kỷ 18 tương ứng với năm với 5 quận nội thành ngày nay. Khi nhà Nguyễn lên ngôi và dời đô vào Huế năm 1802, Thăng Long không còn là kinh đô nữa mà đổi tên là phủ Hoài Đức.
Năm 1831, một cuộc cải cách hành chính quan trọng diễn ra: các thành phố bị bãi bỏ, các tỉnh được thành lập. Từ đó tỉnh Hà Nội ra đời. Sở dĩ có tên này vì tỉnh mới nằm trên (nội địa) hai con sông (Hà) là sông Hồng và sông Đáy, gồm 4 phủ và 15 huyện. Thủ phủ nằm ở kinh thành Thăng Long xưa nên Thăng Long được gọi là tỉnh Hà Nội, gọi tắt là Hà Nội.
Năm 1883 thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội và họ thành lập nên Thành phố Hà Nội vào năm 1886, lúc đầu chỉ rộng 3km2 nhưng đến năm 1939 bắt đầu lên 12 km2 với 3 vạn dân.
Năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh, miền nam hoàn toàn giải phóng và đất nước thống nhất hoàn toàn. Tháng 7 năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, Quốc hội đã nhất trí quyết định Hà Nội là thủ đô của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Văn hóa con người​

Gần một nghìn năm đã trôi qua kể từ ngày Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thành Đại La. Trong suốt lịch sử lâu dài này, các tầng lớp người định cư từ khắp đất nước sinh sống ở những khu vực này đã liên kết với nhau để tạo ra một nền văn hóa được định hình bởi bản sắc đô hội.
Nổi bật nhất ở Hà Nội là các phong tục, lễ hội Tết Nguyên đán như Tết Hàn Thực, Tết Đoan Ngọ, Lễ Vu Lan... Cho đến nay, Hà Nội đã gắn liền với các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận. Hà Nội gắn liền với tên tuổi của những vị vua anh hùng, những danh nhân được nhân vật ca ngợi như Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Quang Trung. Ngoài ra còn có những truyền thuyết, ca dao, tục ngữ đậm đà bản sắc dân gian.
Điều đặc biệt của văn hóa Hà Nội là sự đa dạng và phong phú của các công trình kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn thủ đô. Một trong những kiến trúc độc đáo nhất ở Hà Nội là khu phố cổ. Bên cạnh đó là những địa danh như Quốc Tử Giám, chùa Một Cột hay Nhà thờ Lớn Hà Nội. Ngoài ra, các khu phố cổ với kiến trúc Phật giáo, bản địa và Pháp nằm rải rác khắp thành phố. Điều này làm nên những giá trị văn hóa có sức lan tỏa trong một thành phố sầm uất và đông đúc.

Trong đời sống lao động sản xuất, người dân Hà Nội hình thành nên nhiều loại hình nghệ thuật dân gian như múa cổ, múa rối nước, tuồng, chèo, hát trống quân, chèo thuyền, ca trù, hát dô, hát nhà rông, hát xẩm… Và ở loại hình diễn xướng dân gian nào cũng thể hiện sự đa dạng về hình thức và có chiều sâu về nội dung.

Khí hậu, thời tiết​

Hà Nội thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình là 24,9°C, độ ẩm trung bình là 80 - 82%, lượng mưa trung bình năm trên 1700mm/năm. Hà Nội có 4 mùa trong năm:
  • Mùa xuân: từ tháng 2 kéo dài đến tháng 4, thời tiết mát mẻ, ấm áp và là mùa chồi cây đâm mọc.
  • Mùa hạ: từ tháng 5 đến tháng 8, thời tiết nóng nực nhưng mưa nhiều.
  • Mùa thu: bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời mát mẻ và là mùa lá vàng rơi.
  • Mùa đông: từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết lạnh và khô hanh.

Ẩm thực​

Người Hà Nội vốn nổi tiếng thanh lịch và chỉn chu trong từng chi tiết. Và khi nhắc đến ẩm thực Hà Nội lại thể hiện sự trang trọng và tinh tế. Nhiều người so sánh văn hóa ẩm thực Hà Nội như một bức tranh lớn với nhiều màu sắc rực rỡ. Chính những màu sắc ấy đã tạo nên nét đặc sắc riêng cho ẩm thực Hà Nội và góp phần làm nên sự phong phú của nền ẩm thực Việt Nam.
Người Hà Nội không chỉ yêu cầu ăn no mà còn ăn ngon, đẹp mắc. Cái ngon không chỉ nằm ở khẩu vị, mà còn ở sự lựa chọn bối cảnh, cách ăn. Đôi khi cả khách và đầu bếp đều thể hiện sự phức tạp của văn hóa ăn uống qua những chi tiết nhỏ, ví dụ như Đậu Mỡ được chiên nóng, phồng lên, chấm với mắm tôm và ăn với vài “con” mì Tứ Kỳ hay mì Phú Đô nhưng phải đi kèm với kinh giới thì mới ngon.
Phố cổ Hà Nội có hàng chục tên phố gắn liền với các mặt hàng, sản phẩm nấu ăn, ẩm thực: Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Khoai, Hàng Đường, Hàng Đậu, Chợ Gạo, Hàng Bún, Hàng Rươi, Chả Cá, Hàng Cá, Hàng Gà, Hàng Bột, Hàng Cháo... Đây cũng là điều hiếm thấy ở các thành phố khác.
Ở Tứ Kỳ và Phú Đô thì nổi tiếng với nghề làm bún, Mai Động thì nổi tiếng với nghề làm đậu, Tương Mai thì nổi tiếng với món xôi, Thanh Trì thì nổi tiếng với món bánh cuốn, Làng Vòng thì nổi tiếng với nghề làm cốm... làng Quỳnh có mướp hương, rồi cam canh, bưởi hồng xuân định… Đó là những thú vui dân dã, thứ quả bình dị, những thức quà mang đặc trưng riêng của một vùng văn hóa.
Văn hóa của người Hà Nội được coi là một giá trị cốt yếu của văn hóa Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Hà Nội đã phát triển thành một trung tâm văn hóa của cả nước. Những nét văn hóa đặc sắc của Hà Nội đã đi vào thơ ca và trở thành niềm tự hào của người dân thủ đô.

Lễ hội​

Hà Nội là thành phố gắn liền với nhiều truyền thống và lễ hội của đất nước. Hầu hết đây là những lễ hội thường diễn ra vào đầu năm mới. Những lễ hội này tạo nên nét văn hóa đặc sắc, hấp dẫn và thu hút du khách gần xa đến du xuân. Tinh thần, đặc trưng cội nguồn văn hóa, lịch sử, khát vọng của người Thăng Long xưa nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung được thể hiện rõ nét qua các lễ hội, đây cũng là những giá trị văn hóa trân quý của đất nước.
  • Lễ hội Gióng: diễn ra vào ngày 6 – 8/1 âm lịch hằng năm tại huyện Sóc Sơn, lễ hội gắn liền với truyền thuyết thánh gióng trở người chống giặc ngoại xâm.
  • Lễ hội Thành Cổ Loa: diễn ra vào ngày 6 – 16/1 âm lịch hằng năm tại huyện Đông Anh, lễ hội thể hiện rõ tinh thần nhớ ơn ông cha giữ nước của người Việt.
  • Lễ hội chùa Hương: diễn ra trong khoảng từ ngày 6 /1 đến tháng 3 âm lịch hằng năm, đây là lễ hội du xuân, mang đậm nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của vùng đất Bắc Bộ.
  • Lễ hội Gò Đống Đa: diễn ra vào ngày 5/1 âm lịch hằng năm tại quận Đống Đa, để tưởng nhớ những binh sĩ đã hy sinh oanh liệt trong trận đánh chiến thắng Ngọc Hồi lẫy lừng.
  • Lễ hội chùa Thầy: diễn ra vào ngày 5 – 7/3 âm lịch hằng năm tại huyện Quốc Oai, để tưởng nhớ Từ Đạo Hạnh - người có công lớn khai chùa và người sáng lập ra trò múa rối nước độc đáo.
  • Lễ hội Làng Bát Tràng: diễn ra từ ngày 14 -16/2 âm lịch hằng năm tại huyện Gia Lâm, lễ hội tôn vinh nghề gốm và đây là dịp để người dân cầu may mắn, bình an.
  • Lễ hội đền Hai Bà Trưng – Mê Linh: diễn ra từ ngày 6 /1 âm lịch hàng năm tại huyện Mê Linh, thể tình tinh thần yêu nước của dân tộc ta và là dịp để cầu mưa thuận gió hòa, cư dân yên bình.
  • Lễ hội làng Lệ Mật: diễn ra vào ngày 23/3 âm lịch hằng năm tại huyện Gia Lâm, để tưởng Lệ Mật - vị Hoàng Đức Trung lập ra 13 trang trại phía tây Thăng Long.
  • Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh: diễn ra từ 13 – 15/1 âm lịch hằng năm tại huyện Ba Vì, để tri ân một trong những vị thần tối cao - người đã khai quốc, trị thủy , dạy cư dân sinh sống.

Các địa điểm du lịch phổ biến ở Hà Nội​

Hà Nội từ lâu đã trở thành một điểm đến nổi tiếng về du lịch văn hóa và di sản của du khách trong và ngoài nước. Hà Nội là điểm đến sở hữu nhiều di tích, di sản văn hóa nhất cả nước, với gần 6.000 di tích lịch sử văn hóa và 1.793 di sản văn hóa phi vật thể.
Hà Nội vẫn còn giữ những nét văn hóa xưa và được thể hiện qua những công trình kiến trúc Pháp độc đáo. Các công trình đó đã trở thành một phần không thể thiếu khi nhắc đến thủ đô Hà Nội và nó còn là những di sản có ý nghĩa lịch sử, tạo nên vẻ đẹp cổ kính ít nơi nào có được. Các công trình có thể nhắc đến như tháp nước Hàng Đậu, cầu Long Biên, Phủ Chủ tịch, nhà hát lớn Hà Nội… được nhiều khách nước ngoài yêu thích.
Làng gốm Bát Tràng
Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
Giá vé: Miễn phí
Thiên đường Bảo Sơn
An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
Giá vé: 150.000 - 180.000đ/vé
Làng cổ Đường Lâm
Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội
Giá vé: Miễn phí
Vườn Quốc gia Ba Vì
Tân Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội
Giá vé: 60.000đ/vé
Đền Gióng
Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội
Giá vé: Miễn phí
Việt Phủ Thành Chương
Hiền Ninh, Sóc Sơn, Hà Nội
Giá vé: 150.000đ/vé.
Thành Cổ Loa
Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội
Giá vé: Miễn phí
Phố cổ Hà Nội
Hoàn kiếm, Hà Nội
Giá vé: 80.000 đồng/vé
Nhà thờ lớn Hà Nội
Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giá vé: Miễn phí
Thủy cung Vinpearl
Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giá vé: 220.000đ/vé
Ngoài ra còn nhiều điểm tham quan hấp dẫn khác.

Thành viên BQT

Top