Sông Tô Lịch dài 14km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), chảy ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (huyện Thanh Trì). Theo ước tính, sông Tô Lịch mỗi ngày phải tiếp nhận hơn 150.000m3 nước thải công nghiệp và sinh hoạt từ hơn 300 cống xả thải lớn nhỏ.
Tiếp nhận phần lớn nước thải chưa qua xử lý của các quận Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Ba Đình… khiến tình trạng ô nhiễm dòng sông này ngày càng trầm trọng. Cả dòng sông dài 14km trở thành cống nổi, ứ đọng nước thải bốc mùi hôi thối quanh năm.
Để khắc phục tình trạng trên, kể từ đầu những năm 2000 đến nay, sông Tô Lịch trải qua nhiều phương pháp thử nghiệm làm sạch của các tổ chức quốc tế và trong nước. Với mỗi biện pháp đưa ra, Hà Nội luôn đặt kỳ vọng hồi sinh dòng sông này.
Đã 3 lần Hà Nội triển khai các phương án hồi sinh sông Tô Lịch như lấy nước hồ Tây thau rửa sông, thử nghiệm làm sạch bằng Redoxy-3C khử ô nhiễm nước hay sử dụng công nghệ Nhật Bản phân hủy bùn, không cần nạo vét.
Thực tế, kết quả xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nhật Bản cho thấy, các loại khí gây mùi hôi thối cũng đã giảm đáng kể; tại một số điểm đặt máy xử lý, độ dày của bùn giảm từ 15-20cm.
Tuy nhiên, cả 3 phương án kể trên đều không đi tới đích. Vì thế, đến nay, Công ty Thoát nước Hà Nội vẫn áp dụng biện pháp xử lý "truyền thống" với sông Tô Lịch, đó là dùng sức người của hàng trăm công nhân và máy móc thô sơ để nạo vét bùn và chất thải trên sông.
(*) Nguồn: VietNamNet
Tiếp nhận phần lớn nước thải chưa qua xử lý của các quận Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Ba Đình… khiến tình trạng ô nhiễm dòng sông này ngày càng trầm trọng. Cả dòng sông dài 14km trở thành cống nổi, ứ đọng nước thải bốc mùi hôi thối quanh năm.
Để khắc phục tình trạng trên, kể từ đầu những năm 2000 đến nay, sông Tô Lịch trải qua nhiều phương pháp thử nghiệm làm sạch của các tổ chức quốc tế và trong nước. Với mỗi biện pháp đưa ra, Hà Nội luôn đặt kỳ vọng hồi sinh dòng sông này.
Đã 3 lần Hà Nội triển khai các phương án hồi sinh sông Tô Lịch như lấy nước hồ Tây thau rửa sông, thử nghiệm làm sạch bằng Redoxy-3C khử ô nhiễm nước hay sử dụng công nghệ Nhật Bản phân hủy bùn, không cần nạo vét.
Thực tế, kết quả xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nhật Bản cho thấy, các loại khí gây mùi hôi thối cũng đã giảm đáng kể; tại một số điểm đặt máy xử lý, độ dày của bùn giảm từ 15-20cm.
Tuy nhiên, cả 3 phương án kể trên đều không đi tới đích. Vì thế, đến nay, Công ty Thoát nước Hà Nội vẫn áp dụng biện pháp xử lý "truyền thống" với sông Tô Lịch, đó là dùng sức người của hàng trăm công nhân và máy móc thô sơ để nạo vét bùn và chất thải trên sông.
(*) Nguồn: VietNamNet