Lẩu giấy được xem là tinh hoa ẩm thực của Nhật Bản, khiến thực khách tò mò ngay từ cái tên cho đến cách ăn.
Nhật Bản là quốc gia có nền ẩm thực phong phú, đa dạng. Ngoài sushi, mì udon hay súp miso..., lẩu giấy là một trong những món ăn truyền thống nổi tiếng của người Nhật nhưng ít người biết tới tại Việt Nam. Lẩu giấy hay trong tiếng Nhật là "Kaminabe", trong đó kami nghĩa là giấy, còn nabe nghĩa là lẩu.
Lẩu giấy có nguồn từ xa xưa, thường để phục vụ cho Thiên Hoàng. Ảnh: Osaka Info
Khác với các món lẩu khác, lẩu giấy Kami Nabe sử dụng nồi bằng giấy tiếp xúc trực tiếp với lửa để đun sôi nước lẩu. Đây cũng là điều thu hút sự tò mò, hứng thú của người ăn. Không ít thực khách lần đầu thưởng thức kaminabe vừa ăn vừa thấp thỏm sợ tờ giấy mỏng manh bị cháy khi đặt trực tiếp trên bếp lửa.
Thực tế, loại giấy được sử dụng là washi - một loại giấy rất dày dùng trong nghệ thuật xếp giấy origami. Giấy washi có khả năng chống thấm và chịu nhiệt cao nhờ một quy trình sản xuất đặc biệt.
Giấy washi rất bền do dùng những sợi vỏ cây gampi, cây bụi mitsumata, cây dâu tằm giấy kozo, hoặc tre... và không chứa chất tẩy trắng hay chất hóa học. Giấy này thường được người Nhật sử dụng nồi giấy washi để nấu lẩu, súp… hay đun nước đậu nành để ăn món váng đậu yuba.
Miễn là có nước bên trong nồi lẩu, giấy sẽ không cháy. Ảnh: Takayamaso Hanano
Bí mật của nồi lẩu giấy đun trên lửa không sợ cháy nằm ở nguyên tắc vật lý. Giấy không cháy vì nhiệt độ sôi của nước không vượt quá 100 độ C, trong khi nhiệt độ bốc cháy của giấy cao hơn 300 độ C.
Nói cách khác, chỉ cần có nước bên trong, nồi lẩu giấy sẽ không cháy. Điểm cộng của đặc sản lẩu giấy chính là những chiếc nồi không bao giờ cần rửa. Hơn nữa, nồi lẩu giấy có thể tạo thêm sự bất ngờ cho thực khách và nét thú vị cho bàn ăn.
Loại giấy được sử dụng là loại đặc biệt dày và có khả năng chịu nhiệt cao. Ảnh Osaka Info
Sở dĩ lẩu giấy được yêu thích vì lớp giấy washi có thể ngấm bớt tạp chất và mỡ trong thức ăn, loại trừ vị đắng. Nhờ đó, nước lẩu trong hơn, đem đến hương vị thanh đạm, tốt cho sức khỏe.
Cách ăn lẩu giấy cũng không quá khác biệt so với những món lẩu thông thường, cũng có các nguyên liệu quen thuộc như nấm, rau, hải sản, thịt... Tuy nồi lẩu đẹp mắt, lớp giấy cũng khá mỏng manh do đó thực khách nên để ý điều chỉnh lửa, căn lượng nước vì vẫn có những trường hợp giấy bị cháy hoặc nước đổ ra ngoài.
Lẩu giấy có tính thẩm mỹ rất cao, thể hiện sự tinh tế của người Nhật Bản. Ảnh: Shindoh
Nhật Bản là quốc gia có nền ẩm thực phong phú, đa dạng. Ngoài sushi, mì udon hay súp miso..., lẩu giấy là một trong những món ăn truyền thống nổi tiếng của người Nhật nhưng ít người biết tới tại Việt Nam. Lẩu giấy hay trong tiếng Nhật là "Kaminabe", trong đó kami nghĩa là giấy, còn nabe nghĩa là lẩu.
Khác với các món lẩu khác, lẩu giấy Kami Nabe sử dụng nồi bằng giấy tiếp xúc trực tiếp với lửa để đun sôi nước lẩu. Đây cũng là điều thu hút sự tò mò, hứng thú của người ăn. Không ít thực khách lần đầu thưởng thức kaminabe vừa ăn vừa thấp thỏm sợ tờ giấy mỏng manh bị cháy khi đặt trực tiếp trên bếp lửa.
Thực tế, loại giấy được sử dụng là washi - một loại giấy rất dày dùng trong nghệ thuật xếp giấy origami. Giấy washi có khả năng chống thấm và chịu nhiệt cao nhờ một quy trình sản xuất đặc biệt.
Giấy washi rất bền do dùng những sợi vỏ cây gampi, cây bụi mitsumata, cây dâu tằm giấy kozo, hoặc tre... và không chứa chất tẩy trắng hay chất hóa học. Giấy này thường được người Nhật sử dụng nồi giấy washi để nấu lẩu, súp… hay đun nước đậu nành để ăn món váng đậu yuba.
Bí mật của nồi lẩu giấy đun trên lửa không sợ cháy nằm ở nguyên tắc vật lý. Giấy không cháy vì nhiệt độ sôi của nước không vượt quá 100 độ C, trong khi nhiệt độ bốc cháy của giấy cao hơn 300 độ C.
Nói cách khác, chỉ cần có nước bên trong, nồi lẩu giấy sẽ không cháy. Điểm cộng của đặc sản lẩu giấy chính là những chiếc nồi không bao giờ cần rửa. Hơn nữa, nồi lẩu giấy có thể tạo thêm sự bất ngờ cho thực khách và nét thú vị cho bàn ăn.
Sở dĩ lẩu giấy được yêu thích vì lớp giấy washi có thể ngấm bớt tạp chất và mỡ trong thức ăn, loại trừ vị đắng. Nhờ đó, nước lẩu trong hơn, đem đến hương vị thanh đạm, tốt cho sức khỏe.
Cách ăn lẩu giấy cũng không quá khác biệt so với những món lẩu thông thường, cũng có các nguyên liệu quen thuộc như nấm, rau, hải sản, thịt... Tuy nồi lẩu đẹp mắt, lớp giấy cũng khá mỏng manh do đó thực khách nên để ý điều chỉnh lửa, căn lượng nước vì vẫn có những trường hợp giấy bị cháy hoặc nước đổ ra ngoài.