Với Hiếu, cuối tháng 10, xứ sở kim chi là một bức tranh thu lãng mạn, khi lá cây ở một số điểm đã chuyển màu.
Mùa thu ở Hàn Quốc thường bắt đầu từ khoảng tháng 9 đến tháng 11. Thời điểm giao mùa được du khách mong đợi nhất, khi tiết trời chuyển lạnh kéo theo sự thay đổi màu sắc của lá cây. Những tán cây ngân hạnh, cây lá phong chuyển màu vàng, đỏ, tạo nên tuyệt tác kinh điển của xứ sở kim chi.
Trong chuyến công tác kết hợp du lịch từ Seoul đến Busan (ngày 15 - 23/10), Nguyễn Trần Hiếu (27 tuổi, TP HCM) và nhóm bạn của anh đã ghé qua một số điểm để ngắm lá vàng, lá đỏ ở Hàn Quốc.
Nơi có khung cảnh lá vàng, lá đỏ đẹp nhất đối với Hiếu là Vườn bách thảo Hwadam nằm trong Khu nghỉ dưỡng Konjiam ở Gwangju, tỉnh Kyunggi-do. Những hàng cây ngân hạnh hai bên đường đã chuyển sắc vàng, tuy chưa nhiều và đậm màu nhưng khi kết hợp với ánh nắng tạo nên khung cảnh thơ mộng như những thước phim.
Đường từ bãi đỗ xe đến rừng Hwadam có tên "đi theo những đóa hoa". Vừa đi vừa ngắm nhìn những hàng cây lá đổi màu, lắng nghe tiếng suối chảy róc rách. Đó thực sự là khởi đầu hoàn hảo cuộc dạo chơi ý nghĩa mùa thu.
Khu vực trung tâm rừng Hwadam là ngôi nhà hanok truyền thống được bao bọc bởi những cây phong lá đỏ và hồ nước xanh, tạo nên bức tranh "đầy chất thơ". Trong khu vực nhà hanok này là các quán rượu, quán trà để du khách dừng chân, thưởng thức phong vị ấm áp trong tiết trời thu se lạnh.
Tuy nhiên, du khách cần phải đến sớm mua vé trực tiếp để vào tham quan vì đây là một địa điểm nổi tiếng vào mùa thu ở Hàn Quốc. Quãng đường từ Seoul đến Vườn bách thảo Hwadam mất khoảng hai tiếng, Hiếu cho biết.
Dọc theo lối tham quan đến cây cầu Promise, nơi dành cho các cặp đôi với những khung hình trái tim và ổ khóa tình yêu dọc hai bên thành cầu. Sắc vàng, đỏ, xanh của lá cây tô thêm vẻ thơ mộng, lãng mạn cho những cặp tình nhân đến cây cầu với mong muốn được gắn kết bên nhau trọn đời.
Rời Seoul, trên đường di chuyển đến Busan, nhóm anh Hiếu đã mua vé tàu KTX (tàu tốc hành) đến Gyeongju và nghỉ tại đây một đêm.
Gyeongju là một thành phố nằm ở quận Gyeongsangbuk-do, từng là cố đô của triều đại Silla kéo dài gần 1.000 năm (từ năm 57 TCN đến năm 935) của Hàn Quốc. Tại đây còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, chính trị, văn hóa, tôn giáo và nghệ thuật được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Một trong số đó là chùa Bulguksa. Ngôi chùa có lịch sử lâu đời kéo dài hơn 1.000 năm từ khi xây dựng, được xem là một tuyệt tác kiến trúc, nghệ thuật của Hàn Quốc. Năm 1995, chùa được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, theo trang web Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam.
Vé tàu KTX (tàu tốc hành) từ Seoul đến Gyeongju có giá khoảng 50.000 won (khoảng 900.000 đồng). Vé có thể đặt trước trên web hoặc mua trực tiếp tại quầy, anh Hiếu cho biết.
Trên đường đến chùa, có một đoạn đường ngắn khoảng một mét lá đã vàng ươm. Trong khuôn viên chùa đa phần lá vẫn còn xanh. "Một số đoạn đường khiến tôi liên tưởng đến những đình đài đã từng đi ở Huế", anh Hiếu nói.
Trong những bức ảnh của một người bạn chia sẻ với anh vào thời điểm này năm trước, lá đã chuyển màu rõ rệt. Dự kiến năm nay, đến khoảng đầu tháng 11 lá mới chuyển màu đồng loạt.
Vào sâu bên trong chùa là cung điện đang soi bóng trên mặt hồ Wolji. Những cây phong, cây ngân hạnh bên hồ lá đã chuyển màu, phản chiếu sắc vàng, đỏ xuống mặt hồ. Sắc vàng của lá ngân hạnh, sắc đỏ của lá phong lẫn giữa màu lá xanh tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc.
Ven hồ là những con đường mòn để du khách đi bộ quanh hồ và tận hưởng vẻ đẹp của nơi này lúc vào thu.
Những cây phong, cây ngân hạng, thủy sam, hồng đã được trồng lâu năm trong khuôn viên chùa nên dáng cây đẹp và ra nhiều lá. Khi chuyển màu, những chiếc lá xếp chồng lên nhau tạo thành từng mảng màu đậm, đỏ rực một góc vườn. Trong ảnh là một cây lá phong trong vườn chùa.
Có ba loại cây cho màu lá đẹp khi vào thu, được trồng nhiều tại Hàn Quốc là ngân hạnh lá vàng, lá phong đỏ và thủy sam lá màu nâu.
Phong lá đỏ là loài cây ôn đới có tán rộng. Lá phong khá mảnh, với mũi sắc nhọn như cánh ngôi sao. Lá cây chuyển màu vào mùa thu khi tiết trời trở lạnh và rụng lá vào mùa đông. Cây lá phong đỏ thường đẹp nhất trong khoảng thời gian hai tuần kể từ thời điểm lá chuyển màu.
Ngân hạnh là loài cây được trồng khá phổ biến ở Hàn Quốc. Lá cây có hình giống chiếc quạt đang xòe nên nhiều người còn gọi là cây rẻ quạt. Vào mùa xuân, từng chùm lá đua nhau sinh sôi nảy nở phủ xanh cả sườn núi hay góc phố. Vào mùa thu, toàn bộ cây ngân hạnh sẽ chuyển sang màu vàng và rụng dần trong vòng hai tuần. Mùa đông cây rụng hết lá và quả, chỉ còn cành cây trơ trụi, chuẩn bị cho một vòng tuần hoàn mới.
Ngoài các điểm kể trên, nhóm anh Hiếu cũng ghé qua một số nơi như Hongdae, Myeongdong (Seoul), làng Jeonju (Jeonju), rừng Jangtaesan (Daejeon), vườn Hwadam (Kyunggi-do), Gyeongju, Busan. Anh cho biết vào mùa thu gần như ở Hàn nơi nào cũng đáng để ghé thăm.
Tổng chi phí chuyến đi của anh Hiếu khoảng 30 triệu đồng. Nếu chi tiêu tiết kiệm, khoảng 23 triệu là đủ để khám phá Seoul - Busan. Anh Hiếu cho biết ở Hàn Quốc không sử dụng ứng dụng chỉ đường ở Việt Nam, du khách cần tìm hiểu trước về các cung đường và lên lịch trình cụ thể. Thanh toán bằng thẻ quốc tế sẽ thuận tiện hơn so với việc đổi sang tiền Hàn.
Nguồn: https://vnexpress.net/hanh-trinh-ngam-thu-han-quoc-cua-du-khach-viet-4669989.html
Mùa thu ở Hàn Quốc thường bắt đầu từ khoảng tháng 9 đến tháng 11. Thời điểm giao mùa được du khách mong đợi nhất, khi tiết trời chuyển lạnh kéo theo sự thay đổi màu sắc của lá cây. Những tán cây ngân hạnh, cây lá phong chuyển màu vàng, đỏ, tạo nên tuyệt tác kinh điển của xứ sở kim chi.
Trong chuyến công tác kết hợp du lịch từ Seoul đến Busan (ngày 15 - 23/10), Nguyễn Trần Hiếu (27 tuổi, TP HCM) và nhóm bạn của anh đã ghé qua một số điểm để ngắm lá vàng, lá đỏ ở Hàn Quốc.
Nơi có khung cảnh lá vàng, lá đỏ đẹp nhất đối với Hiếu là Vườn bách thảo Hwadam nằm trong Khu nghỉ dưỡng Konjiam ở Gwangju, tỉnh Kyunggi-do. Những hàng cây ngân hạnh hai bên đường đã chuyển sắc vàng, tuy chưa nhiều và đậm màu nhưng khi kết hợp với ánh nắng tạo nên khung cảnh thơ mộng như những thước phim.
Đường từ bãi đỗ xe đến rừng Hwadam có tên "đi theo những đóa hoa". Vừa đi vừa ngắm nhìn những hàng cây lá đổi màu, lắng nghe tiếng suối chảy róc rách. Đó thực sự là khởi đầu hoàn hảo cuộc dạo chơi ý nghĩa mùa thu.
Khu vực trung tâm rừng Hwadam là ngôi nhà hanok truyền thống được bao bọc bởi những cây phong lá đỏ và hồ nước xanh, tạo nên bức tranh "đầy chất thơ". Trong khu vực nhà hanok này là các quán rượu, quán trà để du khách dừng chân, thưởng thức phong vị ấm áp trong tiết trời thu se lạnh.
Tuy nhiên, du khách cần phải đến sớm mua vé trực tiếp để vào tham quan vì đây là một địa điểm nổi tiếng vào mùa thu ở Hàn Quốc. Quãng đường từ Seoul đến Vườn bách thảo Hwadam mất khoảng hai tiếng, Hiếu cho biết.
Dọc theo lối tham quan đến cây cầu Promise, nơi dành cho các cặp đôi với những khung hình trái tim và ổ khóa tình yêu dọc hai bên thành cầu. Sắc vàng, đỏ, xanh của lá cây tô thêm vẻ thơ mộng, lãng mạn cho những cặp tình nhân đến cây cầu với mong muốn được gắn kết bên nhau trọn đời.
Rời Seoul, trên đường di chuyển đến Busan, nhóm anh Hiếu đã mua vé tàu KTX (tàu tốc hành) đến Gyeongju và nghỉ tại đây một đêm.
Gyeongju là một thành phố nằm ở quận Gyeongsangbuk-do, từng là cố đô của triều đại Silla kéo dài gần 1.000 năm (từ năm 57 TCN đến năm 935) của Hàn Quốc. Tại đây còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, chính trị, văn hóa, tôn giáo và nghệ thuật được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Một trong số đó là chùa Bulguksa. Ngôi chùa có lịch sử lâu đời kéo dài hơn 1.000 năm từ khi xây dựng, được xem là một tuyệt tác kiến trúc, nghệ thuật của Hàn Quốc. Năm 1995, chùa được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, theo trang web Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam.
Vé tàu KTX (tàu tốc hành) từ Seoul đến Gyeongju có giá khoảng 50.000 won (khoảng 900.000 đồng). Vé có thể đặt trước trên web hoặc mua trực tiếp tại quầy, anh Hiếu cho biết.
Trên đường đến chùa, có một đoạn đường ngắn khoảng một mét lá đã vàng ươm. Trong khuôn viên chùa đa phần lá vẫn còn xanh. "Một số đoạn đường khiến tôi liên tưởng đến những đình đài đã từng đi ở Huế", anh Hiếu nói.
Trong những bức ảnh của một người bạn chia sẻ với anh vào thời điểm này năm trước, lá đã chuyển màu rõ rệt. Dự kiến năm nay, đến khoảng đầu tháng 11 lá mới chuyển màu đồng loạt.
Vào sâu bên trong chùa là cung điện đang soi bóng trên mặt hồ Wolji. Những cây phong, cây ngân hạnh bên hồ lá đã chuyển màu, phản chiếu sắc vàng, đỏ xuống mặt hồ. Sắc vàng của lá ngân hạnh, sắc đỏ của lá phong lẫn giữa màu lá xanh tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc.
Ven hồ là những con đường mòn để du khách đi bộ quanh hồ và tận hưởng vẻ đẹp của nơi này lúc vào thu.
Những cây phong, cây ngân hạng, thủy sam, hồng đã được trồng lâu năm trong khuôn viên chùa nên dáng cây đẹp và ra nhiều lá. Khi chuyển màu, những chiếc lá xếp chồng lên nhau tạo thành từng mảng màu đậm, đỏ rực một góc vườn. Trong ảnh là một cây lá phong trong vườn chùa.
Có ba loại cây cho màu lá đẹp khi vào thu, được trồng nhiều tại Hàn Quốc là ngân hạnh lá vàng, lá phong đỏ và thủy sam lá màu nâu.
Phong lá đỏ là loài cây ôn đới có tán rộng. Lá phong khá mảnh, với mũi sắc nhọn như cánh ngôi sao. Lá cây chuyển màu vào mùa thu khi tiết trời trở lạnh và rụng lá vào mùa đông. Cây lá phong đỏ thường đẹp nhất trong khoảng thời gian hai tuần kể từ thời điểm lá chuyển màu.
Ngân hạnh là loài cây được trồng khá phổ biến ở Hàn Quốc. Lá cây có hình giống chiếc quạt đang xòe nên nhiều người còn gọi là cây rẻ quạt. Vào mùa xuân, từng chùm lá đua nhau sinh sôi nảy nở phủ xanh cả sườn núi hay góc phố. Vào mùa thu, toàn bộ cây ngân hạnh sẽ chuyển sang màu vàng và rụng dần trong vòng hai tuần. Mùa đông cây rụng hết lá và quả, chỉ còn cành cây trơ trụi, chuẩn bị cho một vòng tuần hoàn mới.
Ngoài các điểm kể trên, nhóm anh Hiếu cũng ghé qua một số nơi như Hongdae, Myeongdong (Seoul), làng Jeonju (Jeonju), rừng Jangtaesan (Daejeon), vườn Hwadam (Kyunggi-do), Gyeongju, Busan. Anh cho biết vào mùa thu gần như ở Hàn nơi nào cũng đáng để ghé thăm.
Tổng chi phí chuyến đi của anh Hiếu khoảng 30 triệu đồng. Nếu chi tiêu tiết kiệm, khoảng 23 triệu là đủ để khám phá Seoul - Busan. Anh Hiếu cho biết ở Hàn Quốc không sử dụng ứng dụng chỉ đường ở Việt Nam, du khách cần tìm hiểu trước về các cung đường và lên lịch trình cụ thể. Thanh toán bằng thẻ quốc tế sẽ thuận tiện hơn so với việc đổi sang tiền Hàn.
Nguồn: https://vnexpress.net/hanh-trinh-ngam-thu-han-quoc-cua-du-khach-viet-4669989.html