Nghiên cứu mới cho thấy thời gian một ngày trên Trái Đất đang dần trở nên dài hơn khi Mặt Trăng trôi ra xa khỏi hành tinh của chúng ta.
Mặt Trăng đang di chuyển ngày càng xa Trái Đất. Ảnh: Live Science.
Theo Daily Mail, các nhà khoa học phát hiện rằng khi Mặt Trăng di chuyển ra xa hơn, lực hấp dẫn của nó sẽ thay đổi và tác động trực tiếp lên Trái Đất. Điều này sẽ làm chậm quá trình quay của hành tinh xanh và khiến thời gian trong một ngày dài hơn.
Nhiều chuyên gia dự đoán rằng một ngày trên Trái Đất có thể dài tới 25 giờ, nhưng điều này chỉ xảy ra trong khoảng 200 triệu năm nữa.
“Khi Mặt Trăng di chuyển ra xa, Trái Đất giống như một vận động viên trượt băng nghệ thuật đang quay tròn với tốc độ ổn định và dần chậm lại khi họ duỗi tay ra”, Stephen Meyers, giáo sư khoa học địa chất tại Đại học Wisconsin-Madison giải thích.
Hiện tại, Mặt Trăng cách hành tinh của chúng ta khoảng 383.000 km và nó cần 27,3 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Trái Đất. Tuy vậy, một số nghiên cứu trước đây phát hiện ra rằng Mặt Trăng đang di chuyển ra xa với tốc độ khoảng 3,8 cm/năm. Điều này đồng nghĩa với việc Mặt Trăng sẽ cần nhiều thời gian hơn để di chuyển quanh hành tinh xanh.
Đến một thời điểm nhất định, Mặt Trăng sẽ giữ khoảng cách ổn định với Trái Đất và chúng ta chỉ có thể nhìn thấy nó từ một khu vực nhất định.
Trong nghiên cứu của mình, giáo sư Meyers và những người cộng sự đã tái hiện lại lịch sử về mối quan hệ giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Họ phát hiện ra rằng 1,4 tỷ năm trước, một ngày trên Trái Đất chỉ kéo dài khoảng 18 giờ.'
Mặt Trăng có tác động lớn tới Trái Đất. Ảnh: Pixabay.
Để có được phép tính này, các nhà nghiên cứu đã phát minh ra một phương pháp thống kê liên kết lý giữa thuyết thiên văn với quan sát địa chất. Trước đây, một ngày trên Trái Đất ngắn hơn chủ yếu do Mặt Trăng ở gần hành tinh của chúng ta.
Khi Mặt Trăng dần trôi đi, nó khiến tốc độ quay của Trái Đất chậm lại. Nguyên nhân có liên quan đến tác động của Mặt Trăng lên thủy triều.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng tác động đến tốc độ quay của Trái Đất. Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, băng ở 2 cực tan chảy nhanh hơn và khiến một lượng nước khổng lồ chảy vào các đại dương gần đường xích đạo của Trái Đất. Điều này khiến cho hành tinh của chúng ta ngày càng rộng ra ở phần giữa và làm chậm quá trình quay.
Mặt Trăng đang di chuyển ngày càng xa Trái Đất. Ảnh: Live Science.
Theo Daily Mail, các nhà khoa học phát hiện rằng khi Mặt Trăng di chuyển ra xa hơn, lực hấp dẫn của nó sẽ thay đổi và tác động trực tiếp lên Trái Đất. Điều này sẽ làm chậm quá trình quay của hành tinh xanh và khiến thời gian trong một ngày dài hơn.
Nhiều chuyên gia dự đoán rằng một ngày trên Trái Đất có thể dài tới 25 giờ, nhưng điều này chỉ xảy ra trong khoảng 200 triệu năm nữa.
“Khi Mặt Trăng di chuyển ra xa, Trái Đất giống như một vận động viên trượt băng nghệ thuật đang quay tròn với tốc độ ổn định và dần chậm lại khi họ duỗi tay ra”, Stephen Meyers, giáo sư khoa học địa chất tại Đại học Wisconsin-Madison giải thích.
Hiện tại, Mặt Trăng cách hành tinh của chúng ta khoảng 383.000 km và nó cần 27,3 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Trái Đất. Tuy vậy, một số nghiên cứu trước đây phát hiện ra rằng Mặt Trăng đang di chuyển ra xa với tốc độ khoảng 3,8 cm/năm. Điều này đồng nghĩa với việc Mặt Trăng sẽ cần nhiều thời gian hơn để di chuyển quanh hành tinh xanh.
Đến một thời điểm nhất định, Mặt Trăng sẽ giữ khoảng cách ổn định với Trái Đất và chúng ta chỉ có thể nhìn thấy nó từ một khu vực nhất định.
Trong nghiên cứu của mình, giáo sư Meyers và những người cộng sự đã tái hiện lại lịch sử về mối quan hệ giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Họ phát hiện ra rằng 1,4 tỷ năm trước, một ngày trên Trái Đất chỉ kéo dài khoảng 18 giờ.'
Mặt Trăng có tác động lớn tới Trái Đất. Ảnh: Pixabay.
Để có được phép tính này, các nhà nghiên cứu đã phát minh ra một phương pháp thống kê liên kết lý giữa thuyết thiên văn với quan sát địa chất. Trước đây, một ngày trên Trái Đất ngắn hơn chủ yếu do Mặt Trăng ở gần hành tinh của chúng ta.
Khi Mặt Trăng dần trôi đi, nó khiến tốc độ quay của Trái Đất chậm lại. Nguyên nhân có liên quan đến tác động của Mặt Trăng lên thủy triều.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng tác động đến tốc độ quay của Trái Đất. Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, băng ở 2 cực tan chảy nhanh hơn và khiến một lượng nước khổng lồ chảy vào các đại dương gần đường xích đạo của Trái Đất. Điều này khiến cho hành tinh của chúng ta ngày càng rộng ra ở phần giữa và làm chậm quá trình quay.