Phở bát đá đem đến những trải nghiệm ẩm thực thú vị khi để thực khách thưởng thức trong bát đá nóng 300 độ C, tự nhúng bánh phở, thịt, trứng... tùy thích.
Ảnh: Nhật Minh
Cái tên phở bát đá có lẽ không còn quá xa lạ với thực khách ở Hà Nội. Anh Nguyễn Duy Đức (35 tuổi, Ba Đình) cho biết ấn tượng với trải nghiệm ăn phở bát đá vì có thể điều chỉnh độ tái, chín của miếng thịt theo sở thích bản thân: “Tôi hay gọi thịt tái và căn chỉnh thời gian nấu để có độ mềm, thơm của thịt” - Anh Đức nói.
Một suất phở bát đá sẽ gồm bánh phở, rau, hành, thịt tái, chín, nạm, gầu... cùng ớt, chanh, đồ tráng miệng và một bát đá sôi. Chu Phương Linh, chủ một quán phở tại phố Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội), ban đầu khá trăn trở rằng những bát phở bình thường khi mang ra cho khách sẽ không giữ được độ nóng lâu, nhất là vào mùa đông.
Ảnh: Nhật Minh
Chủ quán tiết lộ lấy cảm hứng nấu phở bát đá từ ẩm thực Hàn Quốc, khi thấy người Hàn Quốc thường dùng bát đá để giữ ấm đồ ăn, nên chị quyết định làm phở bát đá. Bát đá được nhập từ Bình Định, bọc thêm nhôm bên ngoài để không bị nứt và bền hơn khi liên tục chịu nhiệt độ cao.
Khi thực khách gọi món, đầu bếp trút nước dùng ra các bát đá và nung trên bếp trong 7 phút, khoảng 200 - 300 độ C. Bát đá đựng nước dùng sôi sùng sục sẽ giảm xuống còn khoảng 100 độ C khi được đưa ra tới bàn, vừa đủ để thực khách nấu và thưởng thức.
Ảnh: Nhật Minh
“Thường xương bò cần ninh từ 10 - 12 tiếng để ra hết chất dinh dưỡng. Nhưng mình luôn phải canh nồi trong thời gian ninh, nếu để lửa to nước dùng sẽ có mùi gây của bò”, chị Linh nói thêm.
Quá trình gia giảm nước dùng phở bát đá cũng cần tỉ mỉ hơn, vì khi cho nước vào bát đá, lại trải qua một lần nấu nữa, nước phở có thể sẽ mặn hơn khi sôi. Nước dùng được đầu bếp ninh hoàn toàn từ xương bò, hồi, quế, thảo quả và đường phèn để có vị ngọt thanh.
Ảnh: Nhật Minh
Về bánh phở, quán chị Linh đặt loại phở tươi tráng tay, không phơi và không có chất bảo quản. Loại bánh này có độ dai phù hợp để khi thả vào nước sôi không bị nát bánh, ăn vẫn có độ mềm.
Ảnh: Nhật Minh
Bò cần chọn loại có màu đỏ tươi, nhập hàng ngày.
Ảnh: Nhật Minh
Thực khách có thể thưởng thức món ăn này theo 2 cách. Cách đầu tiên, thả rau, thịt và phở cùng một lượt vào bát đá sôi, đợi khi chín thì thưởng thức như phở bình thường.
Cách thứ hai, dành cho những người thích ăn thịt hơi tái. Thực khách sẽ bỏ phở, rau vào sau đó ăn tới đâu cho thịt tới đó, giống như ăn lẩu. Khi đó, khách sẽ căn được độ tái, mềm phù hợp của thịt tuỳ khẩu vị. Sau khi thả thức ăn vào bát đá, chỉ cần đợi 5 - 7 giây, thực khách có thể thưởng thức.
Ngoài phở bò ta, một số quán phở bát đá ở Hà Nội phục vụ cả thịt bò Wagyu, đuôi bò, gân bò, hay thịt dê... Một phần giá từ 50.000 đến 90.000 đồng.
Thông tin trên được dẫn nguồn từ : https://dulich.laodong.vn/am-thuc/t...oi-sung-suc-khach-tu-nau-tai-ban-1257138.html
Có thể cảm nhận ban đầu là giá khá đắt nhưng ngay từ lần thưởng thức đầu tiên các bạn sẽ thấy mức giá để thưởng thức 1 tô phở chất lượng thế này là hoàn toàn xứng đáng.
Phở bát đá – Món ăn thơm ngon, độc lạ
Phở bát đá số 37A Hùng Vương
Quán có mặt tiền lớn rộng rãi
Cửa hàng chuyên phở số 47 Hùng Vương
Quán rộng rãi nằm trên mặt đường Võ Chí Công
Bài trí đẹp mắt thu hút
Món ngon chuẩn vị Hà Nội
Rang hoa hồi thơm ngon bỏ vào túi
Ninh xương làm nước dùng phở
Hoàn thành món phở bò bát đá Hà Nội ngon trứ danh
Để thưởng thức món ăn này, bạn vắt thêm vài giọt cốt chanh vào nước dùng. Thả bánh phở, đuôi bò, thịt bò, giá và các loại rau sống vào. Nước dùng phở đang sôi sùng sục sẽ làm thịt bò chín tái, mềm và thơm hơn.
Thưởng thức món phở bát đá đúng cách
Hy vọng rằng, với những thông tin trên về phở bò bát đá. Bạn sẽ tự nấu và thưởng thức được món ăn độc lạ này. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi hết bài viết, hãy chia sẻ trải nghiệm của bạn trong phần bình luận bên dưới nhé!
Ảnh: Nhật Minh
Cái tên phở bát đá có lẽ không còn quá xa lạ với thực khách ở Hà Nội. Anh Nguyễn Duy Đức (35 tuổi, Ba Đình) cho biết ấn tượng với trải nghiệm ăn phở bát đá vì có thể điều chỉnh độ tái, chín của miếng thịt theo sở thích bản thân: “Tôi hay gọi thịt tái và căn chỉnh thời gian nấu để có độ mềm, thơm của thịt” - Anh Đức nói.
Một suất phở bát đá sẽ gồm bánh phở, rau, hành, thịt tái, chín, nạm, gầu... cùng ớt, chanh, đồ tráng miệng và một bát đá sôi. Chu Phương Linh, chủ một quán phở tại phố Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội), ban đầu khá trăn trở rằng những bát phở bình thường khi mang ra cho khách sẽ không giữ được độ nóng lâu, nhất là vào mùa đông.
Ảnh: Nhật Minh
Chủ quán tiết lộ lấy cảm hứng nấu phở bát đá từ ẩm thực Hàn Quốc, khi thấy người Hàn Quốc thường dùng bát đá để giữ ấm đồ ăn, nên chị quyết định làm phở bát đá. Bát đá được nhập từ Bình Định, bọc thêm nhôm bên ngoài để không bị nứt và bền hơn khi liên tục chịu nhiệt độ cao.
Khi thực khách gọi món, đầu bếp trút nước dùng ra các bát đá và nung trên bếp trong 7 phút, khoảng 200 - 300 độ C. Bát đá đựng nước dùng sôi sùng sục sẽ giảm xuống còn khoảng 100 độ C khi được đưa ra tới bàn, vừa đủ để thực khách nấu và thưởng thức.
Ảnh: Nhật Minh
“Thường xương bò cần ninh từ 10 - 12 tiếng để ra hết chất dinh dưỡng. Nhưng mình luôn phải canh nồi trong thời gian ninh, nếu để lửa to nước dùng sẽ có mùi gây của bò”, chị Linh nói thêm.
Quá trình gia giảm nước dùng phở bát đá cũng cần tỉ mỉ hơn, vì khi cho nước vào bát đá, lại trải qua một lần nấu nữa, nước phở có thể sẽ mặn hơn khi sôi. Nước dùng được đầu bếp ninh hoàn toàn từ xương bò, hồi, quế, thảo quả và đường phèn để có vị ngọt thanh.
Ảnh: Nhật Minh
Về bánh phở, quán chị Linh đặt loại phở tươi tráng tay, không phơi và không có chất bảo quản. Loại bánh này có độ dai phù hợp để khi thả vào nước sôi không bị nát bánh, ăn vẫn có độ mềm.
Ảnh: Nhật Minh
Bò cần chọn loại có màu đỏ tươi, nhập hàng ngày.
Ảnh: Nhật Minh
Thực khách có thể thưởng thức món ăn này theo 2 cách. Cách đầu tiên, thả rau, thịt và phở cùng một lượt vào bát đá sôi, đợi khi chín thì thưởng thức như phở bình thường.
Cách thứ hai, dành cho những người thích ăn thịt hơi tái. Thực khách sẽ bỏ phở, rau vào sau đó ăn tới đâu cho thịt tới đó, giống như ăn lẩu. Khi đó, khách sẽ căn được độ tái, mềm phù hợp của thịt tuỳ khẩu vị. Sau khi thả thức ăn vào bát đá, chỉ cần đợi 5 - 7 giây, thực khách có thể thưởng thức.
Ngoài phở bò ta, một số quán phở bát đá ở Hà Nội phục vụ cả thịt bò Wagyu, đuôi bò, gân bò, hay thịt dê... Một phần giá từ 50.000 đến 90.000 đồng.
Thông tin trên được dẫn nguồn từ : https://dulich.laodong.vn/am-thuc/t...oi-sung-suc-khach-tu-nau-tai-ban-1257138.html
GIÁ THÀNH VÀ ĐỊA ĐIỂM
Giá thành phở bát đá bao nhiêu?
So với các loại phở truyền thống thì phở bát đá có giá thành cao hơn. Trung bình 1 suất sẽ trong khoảng từ 60.000đ – 100.000đ/tô. Giá cao hơn phở truyền thống trung bình từ 20.000đ – 25.000đ thậm chí cao hơn.Có thể cảm nhận ban đầu là giá khá đắt nhưng ngay từ lần thưởng thức đầu tiên các bạn sẽ thấy mức giá để thưởng thức 1 tô phở chất lượng thế này là hoàn toàn xứng đáng.
Địa điểm ăn phở bò bát đá Hà Nội ngon nhất hiện nay
Phở bát đá Hà Nội giá bao nhiêu và ăn ở đâu ngon nhất? Nếu bạn đang quan tâm và muốn thưởng thức hương vị phở bát đá Hà Thành chuẩn vị thì nhất định không thể bỏ qua những địa điểm thưởng thức dưới đây.Phở bát đá – Món ăn thơm ngon, độc lạ
1. Phở bát đá Hùng Vương – phở bát đá ngon nhất Hà Nội
- Địa chỉ: Số 37 Hùng Vương, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội.
- Giá: 60.000 – 70.000đ
2. Phở bát đá khu đô thị Việt Hưng
- Địa chỉ: Số nhà A5 – BT07, KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội.
- Giá: 70.000đ – 90.000đ
3. MAISON -Phở bát đá ở Hà Nội nổi tiếng
- Địa chỉ: Số 36A Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Giá: 65.000đ – 70.000đ
4. Quán phở Bát Đá Thái Thịnh
- Địa chỉ: 98 P. Thái Thịnh, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội
- Giá: 80.000 – 100.000đ
5. Quán phở Bát Đá Võ Chí Công
- Địa chỉ: 16 Đ. Võ Chí Công, Hà Nội
- Giá: 60.000đ – 70.000đ
6. Cửa hàng phở bát đá Nguyễn Văn Lộc
- Địa chỉ: 16LK6D – C17, P. Nguyễn Văn Lộc, Làng Việt kiều Châu Âu, Hà Đông, Hà Nội
- Giá: 100.000 – 120.000đ
7. Phở bát đá Bát Đàn
- Địa chỉ: Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội
- Giá: 75.000đ – 90.000đ
8. Phở Bát Đá Mỹ Đình
- Địa chỉ: 16 Đ. Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Cầu Giấy, Hà Nội
- Giá: 80.000đ – 100.000đ
9. Cửa hàng phở bát đá Song Khánh
- Địa chỉ: 98 P. Thái Thịnh, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội
- Giá: 60.000đ – 70.000đ
10. Quán phở bát đá Linh Đàm
- Địa chỉ: 03 TT1A phố Bằng Liệt, khu đô thị mới Tây Nam Hồ Linh Đàm phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Giá: 70.000đ – 90.000đ
11. Phở dê bát đá ở Hà Nội
- Địa chỉ: 75 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Giá: 80.000đ – 150.000đ
12. Quán phở bát đá Lê Đức Thọ
- Địa chỉ: 16 Đ. Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Cầu Giấy, Hà Nội
- Giá: 90.000đ – 130.000đ
CÁCH LÀM PHỞ BÁT ĐÁ NGON CHUẨN VỊ
Nguyên liệu cơ bản nấu phở bát đá
- Xương ống bò
- Bánh phở tươi
- Đuôi bò, thịt bắp bò
- Hành tím, hành tây, húng quế
- Ngò gai, rau ngổ, rau thơm, hành hoa, giá đậu xanh
- Hoa hồi, quế thanh, gừng tươi, hạt mùi
- Nước mắm, đường, hạt tiêu, hạt nêm, chanh, ớt…
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu đã mua như trên
- Đầu tiên với đuôi bò mua về, bạn đen ngâm trong nước muối pha loãng 2 tiếng để loại bỏ chất bẩn. Tiếp theo đem rửa sạch chặt miếng nhỏ.
- Xương ống bò bạn rửa kỹ và đem chần với nước sôi chừng 5 phút để xương tiết ra hết chất bẩn. Sau đó, lấy xương ra rửa sạch chặt khúc ngắn 10 cm.
- Hoa hồi, hạt mùi, quế thanh bạn cho lên chảo rang thơm và cho vào túi vải buộc kín.
- Hành tây, hành tím, gừng đem nướng thơm, cạo phần vỏ đen bên ngoài. Tiếp tục mang hành tím và gừng đập dập, hành tây thái thành 4 miếng.
- Thịt bò phải rửa sạch, ngâm trong nước có gừng tươi khoảng 15 phút sau đó lấy ra để ráo và thái thật mỏng.
- Giá đậu xanh và các loại rau gia vị khác, bạn nhặt bỏ phần bị héo úa, rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút sau đó vớt ra để ráo.
Bước 2: Nấu nước dùng phở đậm đà
- Nồi nấu phở sử dụng bạn cần rửa sạch, đổ nước vào sau đó đặt tấm chắn đáy lên trên. Tiếp theo, tiến hành cho xương bò đã chuẩn bị vào giỏ đựng xương, đặt giỏ vào nồi. Bạn có thể thêm nước để xương ngập nước. Tỷ lệ xương và nước chuẩn là 3 : 7 để nước dùng ngọt tự nhiên.
- Sau đó, bạn kết nối nồi nấu phở với nguồn điện, bật Aptomat và vặn núm chỉnh nhiệt lên mức to nhất để đun sôi nước nhanh chóng.
- Sau khoảng 30 – 45 phút, khi đã thấy nước trong nồi sôi bạn tắt bớt thanh nhiệt nồi phở. Hoặc vặn chỉnh giảm nhiệt độ để nước trong nồi sôi liu diu. Lúc này, bạn dùng môi hớt toàn bộ bọt bẩn, mở nắp thoát hơi để nước dùng luôn thơm ngon, không vẩn đục.
- Xương sau khi ninh trong vòng 3 – 4 tiếng bạn thả đuôi bò và túi hoa hồi, hạt mùi đã chuẩn bị vào ninh cùng. Bạn nên để phần đuôi bò riêng, tránh để lẫn với xương sẽ gây khó lấy khi xong. Bạn ninh đuôi bò và xương thêm từ 1 tiếng thì nhấc giỏ đựng xương và đuôi bò ra ngoài.
- Phần nước dùng bạn có thể đổ sang một nồi phở điện nhỏ hơn hoặc để nguyên trong nồi đều được. Tiến hành nêm nếm gia vị để nước dùng vừa ăn và để nước dùng sôi liu diu.
Bước 3: Hoàn tất quy trình chế biến
Bạn cho bát đá vào lò nướng ở 200 độ trong 5 phút sau đó lấy ra. Trong quá trình đó, chú ý nên sử dụng bao tay cách nhiệt, tránh bị bỏng. Bạn múc nước dùng phở đã nấu vào bát rồi tiếp tục đặt bát đá lên bếp gas đun cho tới khi nước dùng sôi thì thôi. Bạn bày ra đĩa bánh phở tươi, các loại rau sống, giá, thịt bò thái mỏng, đuôi bò ninh nhừ, chanh tươi, ớt. Như vậy là món phở bát đá đã sẵn sàng thưởng thức rồi đó.Để thưởng thức món ăn này, bạn vắt thêm vài giọt cốt chanh vào nước dùng. Thả bánh phở, đuôi bò, thịt bò, giá và các loại rau sống vào. Nước dùng phở đang sôi sùng sục sẽ làm thịt bò chín tái, mềm và thơm hơn.
Hy vọng rằng, với những thông tin trên về phở bò bát đá. Bạn sẽ tự nấu và thưởng thức được món ăn độc lạ này. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi hết bài viết, hãy chia sẻ trải nghiệm của bạn trong phần bình luận bên dưới nhé!
Đính kèm
Sửa lần cuối: