Nhờ nét mới lạ cùng hương vị hấp dẫn, quán vịt quay tỳ bà trên phố Châu Long, Hà Nội bán hơn trăm con mỗi ngày.
7 năm trước, chị Hồng Vân có dịp đi du lịch Thái Lan và ghé thăm phố người Hoa, thưởng thức món vịt tỳ bà. Thấy hợp khẩu vị, chị ấp ủ ý định đem vịt tỳ bà về Việt Nam. Sau đó, chị cùng một vài đầu bếp khác đã nghiên cứu để tạo ra món ăn này sao cho hợp khẩu vị người Việt.
“Để làm món vịt tỳ bà ngon, tôi chọn vịt bầu ta cánh trắng, không quá to, khoảng 1,7 - 1,8 kg (sau khi làm sạch lông)” - chị Vân chia sẻ.
Bước đầu, đầu bếp rửa và sơ chế sạch với nước muối. Tiếp đến lọc hết xương, chỉ giữ lại phần xương cổ. Khâu này cần tỉ mỉ bởi nếu để rách da, dù là vết nhỏ, khi nướng lên, thịt co lại sẽ không có tính thẩm mỹ cao.
“Giữ xương cổ để cây đàn có hình dáng đẹp, không bị méo mó và cũng có những thực khách thích ăn phần này” - chị bật mí.
Vịt quay được giữ lại phần xương cổ để tạo hình thành những “cây đàn tỳ bà” đẹp mắt. Ảnh: Nhật Minh
Vịt sau đó được đem đi tẩm ướp với 15 loại gia vị, thảo mộc theo bí quyết riêng và đưa vào khung có thiết kế giống cây đàn tỳ bà, rồi đem phơi khô từ 8 đến 10 tiếng tuỳ thời tiết. Cuối cùng, vịt được đem vào lu quay trong nhiệt độ phù hợp.
Chị Vân cho biết, người làm cần có kinh nghiệm để tuỳ theo thời tiết, độ ẩm mà căn nhiệt độ, thời gian sao cho “ra lò” những con vịt đạt chuẩn.
Khi khách đến mua, chị Vân lấy vịt, gỡ khỏi khung và chặt ra để khách có thể về thưởng thức ngay. Vịt sẽ giữ được độ giòn trong khoảng 2 tiếng, đảm bảo vị ngon ngay cả khi thực khách mua mang đi đường xa.
Khách đến gọi, chị Vân gỡ vịt khỏi khung và chặt để khách mang về thưởng thức. Ảnh: Nhật Minh
Đối với chị Vân, một con vịt tỳ bà ngon cần có mùi thơm, da giòn tan, màu vàng óng được tạo nên từ gia vị, thảo mộc chứ không dùng phẩm màu.
Vịt quay tỳ bà được ăn cùng nước sốt, củ kiệu, củ cải dầm, rau húng. Củ kiệu được chị Vân chọn mua từ Đà Nẵng, bởi loại kiệu này có độ thơm, giòn phù hợp, muối chua ngọt để ăn cùng vịt quay chống ngán.
Mỗi con vịt quay tỳ bà có giá 260.000 đồng. Bên cạnh đó, quán còn bán những món về vịt như nộm chân vịt, nõn đuôi nhồi sụn vịt, canh măng, phá lấu vịt...
Một con vịt quay tỳ bà đạt chuẩn cần có độ giòn, màu sắc hấp dẫn. Ảnh: Nhật Minh
Anh Lê Văn Thắng (46 tuổi, Đống Đa) thường mua vịt tỳ bà mỗi lần gia đình có dịp đặc biệt: “Món vịt này được rút hết xương, phù hợp với hầu hết mọi người. Ngoài ra, món này có thể ăn kèm cùng rau, chấm nước sốt rất hợp khẩu vị mình” - anh Thắng nói.
Thực khách tới mua vào giờ cao điểm có thể phải chờ 15 đến 20 phút mới có đồ. Hầu hết khách của quán chị Vân đều mua vịt mang về.
Nguồn: https://dulich.laodong.vn/am-thuc/q...15-vi-ngay-ban-tram-con-o-ha-noi-1258417.html
7 năm trước, chị Hồng Vân có dịp đi du lịch Thái Lan và ghé thăm phố người Hoa, thưởng thức món vịt tỳ bà. Thấy hợp khẩu vị, chị ấp ủ ý định đem vịt tỳ bà về Việt Nam. Sau đó, chị cùng một vài đầu bếp khác đã nghiên cứu để tạo ra món ăn này sao cho hợp khẩu vị người Việt.
“Để làm món vịt tỳ bà ngon, tôi chọn vịt bầu ta cánh trắng, không quá to, khoảng 1,7 - 1,8 kg (sau khi làm sạch lông)” - chị Vân chia sẻ.
Bước đầu, đầu bếp rửa và sơ chế sạch với nước muối. Tiếp đến lọc hết xương, chỉ giữ lại phần xương cổ. Khâu này cần tỉ mỉ bởi nếu để rách da, dù là vết nhỏ, khi nướng lên, thịt co lại sẽ không có tính thẩm mỹ cao.
“Giữ xương cổ để cây đàn có hình dáng đẹp, không bị méo mó và cũng có những thực khách thích ăn phần này” - chị bật mí.
Vịt sau đó được đem đi tẩm ướp với 15 loại gia vị, thảo mộc theo bí quyết riêng và đưa vào khung có thiết kế giống cây đàn tỳ bà, rồi đem phơi khô từ 8 đến 10 tiếng tuỳ thời tiết. Cuối cùng, vịt được đem vào lu quay trong nhiệt độ phù hợp.
Chị Vân cho biết, người làm cần có kinh nghiệm để tuỳ theo thời tiết, độ ẩm mà căn nhiệt độ, thời gian sao cho “ra lò” những con vịt đạt chuẩn.
Khi khách đến mua, chị Vân lấy vịt, gỡ khỏi khung và chặt ra để khách có thể về thưởng thức ngay. Vịt sẽ giữ được độ giòn trong khoảng 2 tiếng, đảm bảo vị ngon ngay cả khi thực khách mua mang đi đường xa.
Đối với chị Vân, một con vịt tỳ bà ngon cần có mùi thơm, da giòn tan, màu vàng óng được tạo nên từ gia vị, thảo mộc chứ không dùng phẩm màu.
Vịt quay tỳ bà được ăn cùng nước sốt, củ kiệu, củ cải dầm, rau húng. Củ kiệu được chị Vân chọn mua từ Đà Nẵng, bởi loại kiệu này có độ thơm, giòn phù hợp, muối chua ngọt để ăn cùng vịt quay chống ngán.
Mỗi con vịt quay tỳ bà có giá 260.000 đồng. Bên cạnh đó, quán còn bán những món về vịt như nộm chân vịt, nõn đuôi nhồi sụn vịt, canh măng, phá lấu vịt...
Anh Lê Văn Thắng (46 tuổi, Đống Đa) thường mua vịt tỳ bà mỗi lần gia đình có dịp đặc biệt: “Món vịt này được rút hết xương, phù hợp với hầu hết mọi người. Ngoài ra, món này có thể ăn kèm cùng rau, chấm nước sốt rất hợp khẩu vị mình” - anh Thắng nói.
Thực khách tới mua vào giờ cao điểm có thể phải chờ 15 đến 20 phút mới có đồ. Hầu hết khách của quán chị Vân đều mua vịt mang về.
Nguồn: https://dulich.laodong.vn/am-thuc/q...15-vi-ngay-ban-tram-con-o-ha-noi-1258417.html
Sửa lần cuối: